UBND THÀNH PHỐ
BÀ RỊA
TRƯỜNG
THCS LONG TOÀN
ĐỀ
CƯƠNG ÔN TẬP HÓA HỌC 9- HKI
Năm
học 2018-2019
Câu
1: Trình bày tính chất hóa học của: muối,
viết các PTHH minh họa.
Câu
2:
a.Em hãy cho biết tính chất tính chất hóa học, ứng dụng và phương pháp sản xuất nhôm (Al), clo (Cl2).
b. Vì sao không nên sử dụng dụng cụ bằng
nhôm đựng vôi hoặc vữa xây dựng?
c.Giải thích vì sao chúng ta không nên
cho nước máy chảy trực tiếp vào bể nuôi cá?
d.Trình bày tính chất hóa học của
sắt,viết các PTHH minh họa.
Câu 3:
Hãy viết dãy hoạt động hóa học của một số kim loại?
Nêu ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của một số kim loại?
Câu
4: Nêu hiện tượng quan sát được và viết PTHH xảy
ra, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có):
1. Cho mẫu kẽm vào ống nghiệm chứa
dd CuCl2
2. Cho mẫu nhôm vào ống nghiệm chứa
H2SO4 đặc, nguội.
3. Cho dây nhôm vào dd NaOH đặc.
4. Cho lá đồng vào ống nghiệm chứa
dd H2SO4 đặc,nóng.
5. Cho từ từ dd BaCl2 vào
ống nghiệm chứa dd Na2SO4.
6. Cho từ từ dd HCl vào ống nghiệm
chưá dd NaOH có để sẵn 1 mẫu giấy quỳ tím.
7. Cho đinh sắt vào ống nghiệm chứa
dd CuSO4.
8. Cho dd NaOH từ từ vào ống nghiệm
chứa dd CuSO4. sau đó lọc lấy chất kết tủa rồi đun nhẹ.
9. Cho từ từ dd AgNO3 vào
ống nghiệm chứa dd NaCl.
10. Cho bột sắt vào ống nghiệm chứa dd HCl.
11. Đốt nóng đỏ một đoạn dây sắt cho vào bình chứa khí oxi.
12. Cho dây đồng vào ống nghiệm chứa
dd FeSO4.
13. Cho Na(r) vào cốc nước có pha
phenolphtalein.
14. Rắc bột Al lên ngọn lửa đèn cồn.
Câu
5: Chỉ dùng một hóa chất nêu phương pháp hóa học nhận
biết các dung dịch không màu sau: NaCl, AgNO3, HCl, NaOH. Viết PTHH(nếu
có)
Câu
6: Bằng phương pháp hoá học, hãy nhận biết các chất
sau đựng riêng biệt trong các lọ mất nhãn. Viết PTHH (nếu có).
a. Chất khí: H2, Cl2,
O2, SO2.
b. Bột kim loại: Al, Fe, Cu.
Câu 6:
Viết các PTHH thực hiện các chuỗi biến hóa
sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có):
a.S
SO2
SO3
H2SO4
Na2SO4
BaSO4
b.Fe
FeCl2
Fe(NO3)2
Fe(OH)2
FeSO4.
c.Fe
FeCl3
Fe(OH)3
Fe2O3
Fe2(SO4)
Fe(NO3)3
Fe(OH)3
Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 4,4 gam hỗn hợp gồm ( Mg, MgO )vào dung dịch HCl
7,3% (
vừa đủ), người ta thu được 2,24 lít khí (đktc).
a. Viết phương
trình hóa học
b. Tính khối lượng
mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
c. Tính khối lượng
dung dịch axit HCl 7,3% cần dùng để hòa tan hỗn hợp trên.
d. Tính nồng độ % của dung dịch thu được su phản
ứng.
Câu 8:
Cho CaCO3 tác dụng tác dụng hoàn toàn với 146g dung dịch HCl 5%.
a.Tính khối lượng CaCO3 đã tham gia phản
ứng.
b.Tính thể tích khí thoát ra (ở đktc) sau khi phản
ứng kết thúc.
c.Nếu cho toàn bộ dung dịch axit trên tác dụng với
185g dung dịch Ca(OH)2 10%. Tính C% của dung dịch sau phản ứng.
Câu 9 Cho 10,5 gam hỗn hợp 2 kim loại Kẽm và Đồng vào dung dịch H2SO4
loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí (đktc).
a.Viết phương
trình hóa học.
b.Tính khối
lượng chất rắn còn lại sau phản ứng.
c.Nếu cho 10,5
gam hỗn hợp kim loại trên tác dụng với dung dịch AgNO3 (dư) thì khối
lượng Bạc thu được là bao nhiêu ?
Câu 10:
Có 27,6g hỗn hợp 2 kim loại Al và Fe được chia làm 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Cho tác dụng vời dung dịch H2SO4
dư, thấy thoát ra 10,08 lít khí (ở đktc).
Phần 2: Hòa tan trong dung dịch NaOH dư, sau khi
phản ứng kết thúc còn 8,4g chất rắn.
Tính thành phần % theo
khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Cô mến chúc các
em luôn mạnh khỏe và đạt kết quả cao trong học tập!!!